Lịch sử Tu chính án 19 Hiến pháp Hoa Kỳ

Phong trào quyền nữ tuyển sớm (1776—1865)

Văn bản tấm quảng cáo nhỏ đã thu hút cuộc họp nam nữ rộng rãi và đa dạng ở Hội nghị ngữ quyền đầu tiên, tổ chức ở Seneca Falls, New York trong tháng 7 năm 1848

Hiến pháp Hoa Kỳ ban hành vào năm 1789 không quy định rõ quyền bầu cử. Cơ quan công cử trực tiếp duy nhất do Hiến pháp nguyên bản thành lập là Hạ nghị viện mà quyền ấn định tư cách bầu cử giao cho các tiểu bang. Tuy phụ nữ có quyền bầu cử ở vài thuộc địa tiền cách mạng sẽ lập thành Hoa Kỳ, sau năm 1776 mọi tiểu bang ban hành hiến pháp từ chối quyền bầu cử của phụ nữ, ngoại trừ New Jersey có hiến pháp bảo đảm quyền bầu cử của cư dân sở hữu đất đai, bao gồm phụ nữ độc thân và có chồng, nhưng quyền bầu cử tiểu bang bãi bỏ vào năm 1807, không khôi phục cho đến khi New Jersey phê chuẩn Tu chính án thứ 19 vào năm 1920.[2]

Tuy các phong trào và tổ chức nữ quyền rải rác tồn tại trước đấy, Hội nghị Seneca Falls năm 1848 ở New York thường xem là khởi đầu của phong trào nữ quyền Hoa Kỳ. Có gần 300 nam lẫn nữ tham dự, hội nghị tổ chức để "bàn luận về quyền lợi xã hội, dân dụng, tôn giáo của phụ nữ" và bế mạc bằng việc ban hành bản Tuyên ngôn ý kiến.[3] Có 68 phụ nữ cùng 32 đàn ông ký, chín trong 12 đoạn của văn bản ghi "quyết định rằng, nghĩa vụ của phụ nữ đất nước này là bảo đảm quyền lợi bầu cử thiêng liêng của họ."[4] Hội viên Lucretia Mott và Elizabeth Cady Stanton trở thành những lãnh đạo then chốt sớm của phong trào quyền nữ tuyển Hoa Kỳ,[5][6] sự ủng hộ quyền nữ tuyển của Mott bắt nguồn từ một mùa hè với Bộ lạc Seneca, một trong sáu của Liên bộ Iroquois, nơi phụ nữ có quyền lợi chính trị đáng kể, bao gồm quyền chọn, loại bỏ thủ lĩnh và phủ quyết các hành vi tham chiến.[7]

Việc vận đồng về quyền nữ tuyển liên bang rất ít trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ, khi chiến tranh kết thúc vào năm 1865 có "Đề nghị chế độ phổ tuyển" do Elizabeth Candy Stanton, Susan B. Anthony cùng những người khác ký tán thành tu chính án hiến pháp quốc gia để "cấm các tiểu bang tước đoạt quyền bầu cử của công dân theo giới tính."[8] Phong trào là đề nghị quốc gia đầu tiên có quyền nữ tuyển là một trong các yêu cầu.[9] Tuy các dự luật nữ tuyển đề xuất lên nhiều nghị hội tiểu bang trong thời kỳ này, thường bị bác bỏ và hiếm khi đem ra biểu quyết.[10]

Các Tu chính án tái thiết và quyền nữ tuyển (1865—1877)

Elizabeth Cady Stanton (ngồi) cùng Susan B. Anthony (đứng)

Phong trào quyền nữ tuyển tái vận động trong Thời kỳ tái thiết sau khi bị cuộc Nội chiến Hoa Kỳ đình chỉ. Hai tổ chức nữ tuyển đối lập thành lập vào năm 1869, Hiệp hội quyền nữ tuyển toàn quốc do Elizabeth Cady Stanton cùng Susan B. Anthony lãnh đạo và Hiệp hội quyền nữ tuyển Hoa Kỳ của Lucy Stone.[11][12] Hiệp hội toàn quốc chủ yếu vận động cho Quốc hội thông qua tu chính án hiến pháp quyền nữ tuyển, trong khi Hiệp hội Hoa Kỳ chuyên chú cấp tiểu bang, vận động lâu dài cho đạt được quyền nữ tuyển ở mỗi bang.[13]

Trong Thời kỳ tái thiết, các lãnh đạo nữ quyền chủ trương thêm chế độ phổ tuyển vào các Tu chính án tái thiết (thứ 13, 14 và 15) như quyền lợi công dân. Vài người cố tranh luận rằng Tu chính án thứ 15 cấm từ chối quyền bầu cử "theo chủng tộc, màu da hay tình trạng nô dịch quá khứ"[14] cũng cấm ngầm theo giới tính;[15] bất luận các nỗ lực, những tu chính án này không cho phép phụ nữ bầu cử.[11][16] Điều khoản thứ hai của Tu chính án thứ 14 phân biệt nam nữ khi chỉ phạt các tiểu bang từ chối quyền bầu cử của công dân nam trưởng thành.[note 1]

Hiệp hội toàn quốc cố kiện tụng ở tòa vào giữa các năm 1870,[18] tranh luận pháp lý rằng Tu chính án thứ 14 (quy định quốc tịch phổ thông) cùng Tu chính án thứ 15 (quy định quyền bầu cử bất luận chủng tộc) bảo đảm quyền bầu cử của phụ nữ;[19] Tòa án tối cao Hoa Kỳ bác bỏ, trong Bradwell v. Illinois[20] phán quyết rằng việc Tòa án tối cao Illinois từ chối cấp giấy hành nghề luật cho Myra Bradwell không vi hiến, khước từ khuếch trương quyền hành liên bang để ủng hộ quyền công dân phụ nữ,[note 2] trong Minor v. Happersett[22] thì quyết định rằng Điều khoản đặc quyền hoặc miễn trừ của Tu chính án thứ 14 không cung cấp quyền bầu cử cho công dân mà chỉ bảo đảm bảo vệ thêm cho công dân có sẵn quyền lợi. Nếu hiến pháp tiểu bang chỉ ấn định quyền bầu cử cho công dân nam của Hoa Kỳ, phụ nữ trong tiểu bang đó không có quyền bầu cử.[21] Sau những phán quyết Tòa án tối cao giữa năm 1873 và 1875 từ chối quyền bầu cử phụ nữ bằng Tu chính án thứ 14 và 15, các nhóm nữ tuyển thay đổi kế hoạch, chủ trương tu chính án hiến pháp mới.[19]

Việc định cư tiếp tục ở biên cảnh miền tây cùng với việc thành lập các hiến pháp lãnh thổ cho phép vấn đề quyền nữ tuyển đưa lên trong khi các lãnh thổ phía tây tiến đến địa vị tiểu bang. Nhờ vận động của các tổ chức nữ tuyển và các chính đảng độc lập, quyền nữ tuyên thêm vào hiến pháp của Lãnh thổ Wyoming (1869) và Utah (1870);[16][23] quyền nữ tuyển ở Utah bị bãi bỏ vào năm 1887 khi Quốc hội thông qua Luật Edmunds-Tucker cùng năm cũng cấm đa thê. Quyền nữ tuyên không được khôi phục ở Utah cho đến khi đạt được địa vị tiểu bang vào năm 1896.[12][23]

Hậu Tái thiết (1878—1910)

Elizabeth Cady Stanton ở Ủy ban thượng viện về Đặc quyền và Bầu cử. New York Daily Graphic, 16 tháng 1 năm 1878, trang 501

Các nghị hội tiểu bang đương thời ở miền tây và phía đông Sông Mississippi bắt đầu xem xét các dự luật nữ tuyển vào các năm 1870 và 1880, vài bang tổ chức trưng cầu dân ý nhưng bất thành[18] cho đến khi phong trào quyền nữ tuyển hồi phục vào các năm 1890. Quyền nữ tuyển đầy đủ tiếp tục ở Wyoming sau khi thành tiểu bang vào năm 1890, Colorado quy định quyền bầu cử hạn chế, cho phép phụ nữ bầu cử trong các cuộc bầu cử ban trường học vào năm 1893, còn Idaho thì ấn định nữ tuyển vào năm 1896. Bắt đầu ở Washington vào năm 19190, thêm bảy tiểu bang miền tây thông qua luật quyền nữ tuyển, là California vào năm 1911, Oregon, ArizonaKansas năm 1912, Lãnh thổ Alaska 1913 và Montana, Nevada năm 1914. Mọi tiểu bang thành công trong việc bảo đảm quyền bầu cử phụ nữ đều nằm ở miền tây.[12][24]

Tu chính án liên bang có mục đích cho phép phụ nữ bầu cử do Aaron A. Sargent đề xuất lần đầu tiên lên Thượng viện Hoa Kỳ vào năm 1878, Thượng nghị sĩ từ California chủ trương quyền nữ tuyển.[25] Stanton và những phụ nữ khác chứng nhận ủng hộ tu chính án trước Thượng viện,[26] dự án nằm ở một ủy ban cho đến khi Thượng viện xem xét và phủ quyết vào năm 1887 bằng cách biểu quyết 16-34.[27] Có tu chính án đề xuất vào năm 1888 ở Hạ viện chủ trương quyền bầu cử hạn chế cho phụ nữ là bà cô hay quá phụ có đất đai.[28]

Đến nhưng năm 1890, các lãnh đạo nữ tuyển bắt đầu công nhận nhu cầu khuếch trương cơ sở ủng hộ để đạt được thành công trong việc thông qua luật nữ tuyển ở cấp quốc gia, tiểu bang và địa phương. Tuy phụ nữ miền tây, các tổ chức nữ tuyển tiểu bang và Hiệp hội Hoa Kỳ đều chuyên chú bảo đảm quyền bầu cử phụ nữ ở các bang nhất định, nỗ lực ở cấp toàn quốc duy trì bằng khai nhận ở quốc hội, kiến nghị và vận động.[29][30] Sau khi Hiệp hội Hoa Kỳ và toàn quốc hợp thành Hiệp hội quyền nữ tuyển Hoa Kỳ toàn quốc vào năm 1890, tổ chức vận động để đạt được ủng hộ nữ tuyển cấp tiểu bang.[31] Các nhà nữ tuyển phải vận động công khai cho quyền bầu cử để thuyết phục dân nam, các nhà lập pháp tiểu bang và thành viên Quốc hội rằng phụ nữ Mỹ muốn được bầu cử và sẽ có lợi cho xã hội Hoa Kỳ. Những người ủng hộ cũng phải thuyết phục phụ nữ Mỹ có nhiều người không quan tâm vấn đề rằng họ cũng muốn quyền bầu cử. Sự thờ ơ của giới phụ nữ là vật trở ngại liên tục mà các nhà nữ tuyển phải vượt qua bằng vận động địa phương có tổ chức.[32] Bất luận nỗ lực, không tiểu bang nào quy định quyền nữ tuyển giữa năm 1896 và 1910, Hiệp hội Hoa Kỳ toàn quốc chuyển sang vận động cho tu chính án hiến pháp quốc gia.[31] Các nhà nữ tuyển cũng tiếp tục thúc đẩy công nhận quyền bầu cử ở các bang, lãnh thổ trong khi giữ mục tiêu công nhận cấp liên bang.[27]

Vận động quyền nữ tuyển người Mỹ châu Phi

Nhà nữ tuyển kiêm nhà vận động dân quyền Mary Church Terrell

Hàng ngàn phụ nữ Mỹ gốc Phi tham gia phong trào nữ tuyển, bàn về các vấn đề chủng tộc, giới tính và giai cùng với quyền bầu cử,[33] thường ở thánh đường nhưng rồi bằng các tổ chức theo sự nghiệp cụ thể.[34] Tuy phụ nữ da trắng đòi quyền bầu cử để được bình đẳng trong chính trường, phụ nữ gốc Phi thì để được nâng cao chủng tộc và có được thay đổi trong thời kỳ hậu Tái thiết.[35][36] Các nhà nữ tuyển châu Phi nổi tiếng như Mary Church Terrell, Sojourner Truth, Frances Ellen Watkins Harper, Fannie Barrier Williams và Ida B. Wells-Barnett chủ trương quyền nữ tuyển cùng với dân quyền cho người Mỹ gốc Phi.[33]

Năm 1866 ở Philadelphia, Margaretta Forten cùng Harriet Forten Purvis giúp thành lập Hiệp hội nữ tuyển Philadelphia, Purvis đi có chân trong ủy ban quản lý của Hiệp hội bình quyền Hoa Kỳ ủng hộ quyền bầu cử cho phụ nữ và đàn ông Mỹ gốc Phi.[37] Phong trào quốc gia ủng hộ quyền bầu cử cho phụ nữ gốc Phi bắt đầu khi các câu lạc bộ phụ nữ da đen nổi lên.[35] Năm 1896, phụ nữ câu lạc bộ thuộc các tổ chức ủng hộ nữ tuyển khác nhau họp ở Washington, D.C. để thành lập Hiệp hội phụ nữ da màu toàn quốc, có Frances E.W. Harper, Josephine St. Pierre, Harriet Tubman và Ida B. Wells Barnett làm các thành viên sáng lập.[38] Do Mary Church Terrell lãnh đạo, tổ chức là liên hội các câu lạc bộ phụ nữ gốc Phi lớn nhất nước,[35] sau năm 1914 đổi tên thành Hiệp hội các Câu lạc bộ phụ nữ da màu toàn quốc.[39]

Nannie Helen Burroughs cầm tờ biểu ngữ của Hội nghị phụ nữ rửa tội toàn quốc

Khi Tu chính án thứ 15 cho phép đàn ông gốc Phi bầu cử, Elizabeth Cady Stanton cùng Susdan B. Anthony rời Hiệp hội bình quyền mà thành lập Hiệp hội nữ tuyển toàn quốc vào năm 1869, nói rằng phụ nữ da trắng không nên có quyền bầu cử sau đàn ông da đen.[37] Phản lại, nhà nữ tuyển Frances Ellen Watkins Harper cùng những người khác lập Hiệp hội nữ tuyển Hoa Kỳ chủ trương quyền bầu cử cho phụ nữ lẫn đàn ông da đen. Mary Ann Shadd Cary, phụ nữ gốc Phi thứ hai nhận được bằng từ Luật khoa Đại hộc Howard, gia nhập Hiệp hội toàn quốc vào năm 1878 khi phát biểu chính ở hội nghị.[40] Tuy Hiệp hội toàn quốc và Hoa Kỳ hợp thành Hiệp hội nữ tuyển Hoa Kỳ toàn quốc vào năm 1890, nhưng sự căng thẳng giữa các nhà nữ tuyển da trắng và gốc Phi vẫn còn.[37] Đến đầu những năm 1900, giới nữ tuyển trắng chọn đường lối làm hài lòng các tiểu bang miền Nam mà thiệt cho phụ nữ gốc Phi.[41][42] Tại hai hội nghị ở Atlanta và New Orleans vào năm 1901 và 1903, tổ chức ngăn người Mỹ gốc Phi tham dự. Tại hội nghị toàn quốc năm 1911, Martha Gruening yêu cầu tổ chức chính thức lên án chủ nghĩa bạch thượng, nhưng hội trưởng Anna Howard Shaw từ chối nói rằng mình "ủng hộ người da màu đi bầu" nhưng không muốn làm xa lánh các thành phần khác của phong trào.[43] Thậm chí Ủy ban Quốc hội cấp tiến hơn của tổ chức, sau này trở thành Đảng phụ nữ toàn quốc, làm thất vọng phụ nữ gốc Phi, từ chối cho phép tham gia cuộc diễu hành nữ tuyển đầu tiên của nước ở Washington, D.C. Tuy Hiệp hội Hoa Kỳ toàn quốc chỉ bảo Paul không cấm cản người tham gia gốc Phi, 72 tiếng trước cuộc diễu hành phụ nữ gốc Phi bị đẩy lùi về cuối hàng; Ida B. Wells phản kháng và tham gia nhóm Illinois, điện tín gửi đến ủng hộ.[43]

Mary B. Talbert, lãnh đạo Hiệp hội phụ nữ da màu toàn quốc lẫn Hiệp hội xúc tiến người da màu, và Nannie Helen Burroughs, nhà giáo dục, hoạt động, nộp bài cho một số của tờ Crisis, W.E.B Du Bois xuất bản tháng 8 năm 1915,[43] viết tha thiết về nhu cầu bầu cử của phụ nữ gốc Phi. Burrough trả lời câu hỏi phụ nữ có lá phiếu thì làm được gì: "vậy thì cô ấy không làm được gì?"[43]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tu chính án 19 Hiến pháp Hoa Kỳ http://www.blacksuffragette.com http://www.blacksuffragette.com/nacwc-2 http://www.blacksuffragette.com/the-church http://caselaw.lp.findlaw.com/scripts/getcase.pl?n... http://caselaw.lp.findlaw.com/scripts/getcase.pl?n... http://caselaw.lp.findlaw.com/scripts/getcase.pl?n... http://caselaw.lp.findlaw.com/scripts/getcase.pl?n... http://caselaw.lp.findlaw.com/scripts/getcase.pl?n... http://fortune.com/2018/08/01/hillary-clinton-stev... http://www.nashcountrydaily.com/2018/09/18/dolly-p...